Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Đăng nhập Đăng ký

ĐĂNG NHẬP

Quên mật khẩu

QUÊN MẬT KHẨU

ĐĂNG KÝ MỚI

Tên người dùng:
Mật khẩu:
Email:

Chương 12: Bước chuẩn bị

9:24 sáng – 31/08/2024

Bạn đang đọc truyện online miễn phí Chương 12: Bước chuẩn bị tại dualeotruyen. 

Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 12: Bước chuẩn bị

Hoàng Văn Đinh nghe tin ông cháu mình hợp tác làm ăn với Bá hộ Đào, ông ta lập tức chạy vọt tới nhà anh trai mình để kể tội thắng cháu lếu láo.

Lúc Đinh chạy tới, mọi người con đang dọn cơm, nếu là bình thường thì trời đánh còn tránh miếng ăn, Đinh sẽ kìm lại, nhưng cứ nghĩ tới việc mất cơ hội kiếm một khoản lớn là ông lại cáu điên người.

– Anh chị đã biết thằng con quý hóa của anh chị làm chuyện tốt đẹp gì chưa!

– Chú Đinh, thằng Tài lại đi vào nhà chú đuổi gà à. Chết thật, để tôi dạy bảo nó, chú yên tâm, lần sau sẽ không vậy nữa.- Nghe ông em than phiền, Định liền rối rít xin lỗi hộ con trai út. Cũng không thể trách ông Định khi nghĩ nhầm người. Minh không phải con trai ông, Kiệt thì tài giỏi, từ nhỏ đã không làm ông lo lắng chút nào, chỉ có Tài là còn bé, lại nghịch.

– Gà với qué cái gì, hàng mấy chục đồng tiền con trai anh chị đi làm ăn với người ngoài, không thèm nghĩ gì tới thằng chú nó đây này.- Đinh càng nghe ông anh nói càng điên lên.

– Thằng Tài làm gì được thế hả chú!- Hoàng Văn Định vẫn ù ù cạc cạc chả hiểu mô tê chi hết.

– Tài nào mà Tài, thằng Kiệt ấy chứ?

– Thằng Kiệt, nó làm gì mà chú tức?

Hoàng Văn Đinh lúc này cũng hơi tĩnh tâm lại một chút, kể lại mọi chuyện, từ việc Kiệt chế ra máy bơm, hai chú cháu tìm cách nâng cấp, sau đó Kiệt sang nhà lão bá hộ Đào, và giờ thì bá hộ Đào loan tin họp làng vì lão sắp xây dựng một loại máy bơm, ai muốn thuê thì phải đăng ký.

– Nó vậy là bắt tay làm ăn với Bá hộ Đào, gạt thằng chú nó ra một bên, anh chị xem vậy có được không.

– Kiệt, chú con nói thế tức là sao?- Nghe qua câu chuyện, mẹ của Kiệt cũng không thể không quan tâm, cô cẩn thận hỏi con trai cho rõ ràng. Văn Nguyệt Nga là người từng đi đây đi đó nhiều, kinh nghiệm làm ăn phong phú, nên cô rất lo con mình bị lừa.

– Mẹ cũng biết việc con làm ra cái máy bơm nước chạy bằng sức gió chứ!

– Mẹ biết!

– Hôm nay con và chú ra xem xét, thấy rằng máy bơm của con rất kém, sớm hỏng. Nguyên nhân là vì vật liệu kém chất lượng cộng thêm tay nghề người làm không tốt. Con cũng từng hỏi chú Đinh có biện pháp gì không nhưng chú ấy kêu rằng không có tiền làm gỗ tốt hơn, tay nghề cũng không đủ dùng, nên con thôi không cải tiến. Đến khi gặp ông bá hộ Đào, ông ta ngỏ ý làm việc cùng, lại chấp nhận mua gỗ tốt, tuyển thợ giỏi để làm, con chỉ phải giám sát thợ làm cho đúng, lại trả công cho con mỗi cái máy làm thành công là 5 đồng, nên con chấp nhận.

– Một cái máy làm ra mày được những 5 đồng, không phải bỏ tiền, bỏ công!- Nghe cháu mình nói, Hoàng Văn Đinh cũng há hốc mồm.

– Chuyện tốt như vậy sao con không nói sớm chứ!- Hoàng Văn Định thì hồ hởi vỗ vãi khen ngợi đứa con trưởng của mình.

– Vô lý, tại sao ông ta lại chịu nhường ra bao lợi ích thế cho được!- Văn Nguyệt Nga cẩn thận hỏi đi hỏi lại

– Tại mẹ không ở nhà làm nông nên không biết, việc cung cấp nước cho nông nghiệp quan trọng và vất vả ra sao, bây giờ có cái máy đó …- Một lần nữa, Kiệt trình bày lại những lợi ích mà người sở hữu một hệ thống bơm như thế có được.

– Trời ơi, vậy sao con không về bàn với cả nhà trước chứ!- Lần này, bố của Kiệt lại than lên, ông thấy đống lợi kia quá lớn

– Anh thật ngốc, nhà mình đủ tiền để làm những thứ kia sao. Gỗ phải tốt, dây thừng phải chắc, thợ phải giỏi,… anh thấy nhà mình có cái gì. Bá hộ Đào dựng cái máy lên còn phải nghĩ xem có người chịu thuê máy không để chia bớt gánh nặng, anh nghĩ mình là ai mà nói dân làng chịu nghe.

– Thì anh cũng nghĩ vậy thôi chứ có dám làm đâu!

– Xin lỗi thằng Kiệt, chú mày cũng cạn nghĩ.

– Thực ra chuyện này đúng là cháu nên bàn với cả nhà trước, nhưng lúc đó cháu thấy giá cũng hời, nên đồng ý luôn. Nhưng cháu cũng có suy nghĩ thế này, mấy ngày nữa khi bá hộ Đào thuê thợ về làm máy bơm, chú đi với cháu tới nơi làm việc.

– Chú cùng mày…- Hoàng Văn Đinh ngơ ngác một chút rồi mừng rỡ như điên. Đinh biết là mình không xuất sắc về nghề mộc, cho nên khi Kiệt đề nghị làm chi tiết mới, qua một hồi tính toán thì Đinh đã từ chối do không đủ năng lực. Nhưng ông chú này vẫn có một cơ sở nghề mộc đủ tốt, nếu cùng Kiệt tới xem cánh thợ mộc lành nghề làm việc sẽ là cơ hội để trau dồi thêm kiến thức

– Vậy là đúng rồi, phù sa không chảy ruộng ngoài.- Hoàng Văn Định cũng tán thành.

– Có điều chú Đinh, cháu sẽ không thể ở đó quá lâu, vì còn phải lo cho đàn giun nữa, nên chú hãy cố gắng nhập tâm những yêu cầu kỹ thuật mà cháu đưa ra, đồng thời học hỏi phương pháp làm việc của cháu nhé.

– Mày lại trứng khôn hơn vịt rồi đấy!- Bố cậu vội mắng át.

– Bố ơi, chú ấy có biết làm máy bơm đâu, bây giờ con dạy chú ấy một chút, sau này vào làm chú ấy hơn người ta còn có thể lên mặt một tí, nếu cứ giấu dốt không chịu học thì xin lỗi, có đến xin người ta cũng không cho việc mà làm.- Kiệt không nhún nhường chút nào. Việc cứ phải chịu lép vế vì là trẻ con thật sự rất là bực. Nghe thằng nhóc nói, không chỉ Đinh ngượng đỏ mặt mà bố Kiệt cũng hơi gai gai, ông ngày xưa là cửu vạn cho chồng trước của mẹ Kiệt, nên sức khỏe thì có chứ tay nghề cũng không, khi mẹ Kiệt lấy ông, làm ăn thế nào đều do một tay vợ lo liệu cả, ông chỉ chăm chăm làm theo những gì vợ dặn mà thôi.

– Thằng nhóc này, dù con có giỏi thế nào đi chăng nữa thì chú Đinh cũng là chú của con, con có thể giỏi hơn chú ấy, nhưng thiếu tôn trọng chú ấy thì …

– Mẹ ơi, con tôn trọng chú mình ở việc nhà, nhưng việc công thì không được. Đi làm việc thì đâu chỉ có con với chú ấy, bao nhiêu là người ngoài nhìn vào, con cứ vì tình riêng thì làm sao có thể có uy với người ngoài được, mà không thể chỉ huy được họ làm việc thì hỏng việc, hỏng việc thì không được nhận tiền. Nếu như thế mẹ có thể đền tiền cho con không

– Được rồi, mẹ đồng ý là nếu làm việc thì con được phép có chính kiến. Giờ mẹ hỏi tiếp, con nói chuyện nuôi giun là như thế nào? Sao con lại đi nuôi con giun làm gì.

– Mẹ biết đấy, con nuôi mấy con gà, nhưng thóc gạo dùng để nuôi gà khá là tốn, một tiền gà ba tiền thóc mà lại. Trong khi đó, gà có thể ăn giun. Để đảm bảo được nguồn giun nuôi gà, con quyết định nuôi giun. Giun lại chỉ ăn mấy thứ rác, cỏ mà bò không ăn,… nên sẽ tiết kiệm được tiền.

– Làm thế cũng đúng mà, mấy thứ đó chỉ cần bỏ sức ra thu thập là được. Kiệt lại không phải đứa ngốc nghếch, nếu thành công ta sẽ có cơ hội cao là có một đàn gà béo mà giá lại rẻ, bán đi cũng được lợi, anh ủng hộ con.

– Mẹ không cấm cản con thử sức, nhưng con còn nhỏ, không nên làm quá sức làm gì. Cũng phải chơi đùa, nghỉ ngơi. Sau này còn phải học chữ nữa chứ.

– Vâng, con biết mà. Con sẽ cân đối mọi việc.

– Vậy chú Đinh, chú ở lại ăn cơm nhé!

– Thôi, em về nhà ăn cơm, với lại cần chuẩn bị đồ nghề để theo cháu đi làm.

…………………………………………

Đối phó với mẹ rồi ăn một bữa cơm no nê, Kiệt không nghỉ ngơi mà lập tức đi ra chỗ nuôi giun. Đi vậy vừa giúp dễ tiêu hóa, cũng là vì Kiệt sợ bọn giun gặp chuyện. Mất bao thời gian mới gây giống được từng này, mất thì tiếc đứt ruột.Kiểm tra xong xuôi, Kiệt mới quay về nhà ngủ. Chắc là đêm nay dân làng còn đang tranh cãi kịch liệt lắm đây.

Sáng hôm sau, Kiệt dậy sớm, ra chỗ nuôi giun. Được một lúc thì mấy đứa bạn cậu cùng Anh Minh đều tới cả.

– Em tưởng anh hôm nay đi làm máy cho nhà bá hộ Đào.

– Chưa, mẹ tao sáng nay sẽ tới chỗ ông ấy bàn công chuyện, lập giấy tờ. Hơn nữa ông ấy cũng còn phải chuẩn bị bao nhiêu là thứ, chờ xem dân làng thì ai xác định sẽ thuê, ai không thuê để chọn chỗ xây máy, đi mua vật liệu, chọn thợ,…

– Vậy cũng phải một tuần ấy chứ.

– Thế tuần này mình cũng thảnh thơi anh Kiệt nhỉ?

– Thảnh thơi là thế nào? Chúng ta còn phải làm rượu cao độ.

– Rượu cao độ, để làm cái thuốc thử ấy hả?

– Đúng thế.

– Vậy cậu biết ủ rượu không?

– Nếu tôi không biết thì còn làm làm gì? Nhưng ủ rượu chỉ là một phần, ta còn phải chưng cất mới có rượu nặng.

– Cho nên mình phải làm cái gì

– Làm một cái nồi chưng cất.

– Nồi gì?

– Không cần hỏi nhiều đâu, cứ làm theo tao chỉ thôi. Chúng ta không có nhiều thời gian đâu. Tao chuẩn bị đi làm cho bố con Linh nên thời gian sẽ eo hẹp, mình làm xong sớm những việc phức tạp, còn việc đơn giản tao giao cho bọn mày tự làm.

– Thế cũng được.

Để tiết kiệm thời gian, việc ủ gạo làm rượu thường và việc làm nồi chưng cất được tiến hành cùng một lúc. Để làm rượu bằng gạo, nếu muốn ngon thì phải làm kỹ càng, tay nghề phải tốt, nguyên liệu phải chuẩn, nhưng nếu không cần quan tâm lắm tới vị, thì cỡ bọn nhóc như Kiệt là đủ rồi. Gạo được làm sạch, nấu chín, đợi đến khi chỉ còn hơi âm ấm thì cho men vào ủ. Bây giờ phải chờ khoảng 4- 5 ngày cho cơm rượu dậy nước, có mùi thơm thì mới làm bước sau.

Quay sang việc làm nồi chưng cất, ban đầu Kiệt định làm như ở thế giới cũ là một cái nồi cao, có ống dẫn ra ngoài, nhưng do đất sét mới làm khá mềm nên làm mãi không được. Sau rốt phải làm thành nhiều cái nồi để chồng lên nhau, cái để trên thì phá đáy, cái trên cùng có lỗ để sau này đưa cắm ống vào dẫn hơi cồn ra để ngưng tụ.

Làm xong mấy cái nồi rồi, phải phơi nó khô lại trước khi nung. Trời mùa xuân mưa nhiều nắng thiếu nên Kiệt làm một dàn che nhỏ, gắn với một hệ thống ròng rọc. Khi nào trời nắng thì kéo cho dàn che lên, lôi đi chỗ khác, mưa thì kéo nó ra che lại.