Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Đăng nhập Đăng ký

ĐĂNG NHẬP

Quên mật khẩu

QUÊN MẬT KHẨU

ĐĂNG KÝ MỚI

Tên người dùng:
Mật khẩu:
Email:
Dưa leo tr Trang chủ Cổ Đại Sùng Quan Bắc Chương 18: Lễ tế mùa đông

Chương 18: Lễ tế mùa đông

11:39 chiều – 05/09/2024

Bạn đang đọc truyện online miễn phí Chương 18: Lễ tế mùa đông tại dualeotruyen. 

Edit: Ney

Khi Trần Cửu trở lại đến hoàng đô Nam Triều thì chỉ còn hấp hối. Tuy lành lặn đầu đuôi chuồn khỏi được Bắc Nguyên, nhưng trên đất Nam Triều thì lại bị một nhóm truy binh bám theo ròng rã mấy ngày. Nhóm bao vây trừ khử gã đều là người Nam Triều, từng chiêu thức đều giống lột tác phong của ám vệ. Quái lạ nhất đó là, toán truy binh này không phải muốn giết Trần Cửu, mà là chăm chăm muốn tìm gì đó từ người gã.

Trần Cửu cũng chắc chắn đây không phải ảnh vệ Lăng Duệ cử đến vì chê gã làm ăn không được việc. Gã trước giờ tâm tư cẩn thận lại dày dạn kinh nghiệm, sử dụng hết toàn bộ bản lĩnh đánh qua đấu lại với truy binh hồi lâu, cuối cùng nhận rõ nhóm người này không phải muốn giết mình, mà là muốn giết Tiêu Nhiên gã đem về.

Trong phủ Cảnh vương đã không người cư ngụ, gã gặp được Lăng Duệ. Căn phòng nhỏ trống rỗng là nơi Tiêu Nhiên đã từng ở, cho đến hôm nay nơi này đã chẳng còn lại gì, dù rằng một bộ quần áo hay một sợi tóc đều không sót mảy may.

Trần Cửu treo hơi thở cuối cùng, quỳ gối trước Lăng Duệ nói rõ tất cả mọi chuyện. Lăng Duệ mặc thường phục xuất hành thì từ đầu chí cuối đều mang vẻ lạnh lùng, trên thực tế từ sau khi Tiêu Nhiên rời đô thành một đi không trở lại, chàng ta cứ thế chưa từng lại cười.

Trần Cửu chuyển lại trọn vẹn lời nói của Tiêu Nhiên cho Lăng Duệ, sớm từ chục năm trước, tên này đã nhận ra chấp niệm Lăng Duệ đối với Tiêu Nhiên đáng sợ nhiều đến nhường nào. Trong căn phòng lặng ngắt bao trùm, Trần Cửu lại chỉ có thể nghe thấy tiếng máu trên người mình chảy ra, cuối cùng vì bị thương nặng mà té xuống đất đầu óc mơ hồ, Lăng Duệ mới gọi thị vệ đi cùng vào dẫn gã đi trị thương. Gã vô tri vô giác trũng trong một vùng tăm tối, đợi đến lúc gã tỉnh táo lại, tiền triều và hậu cung đã sớm đổi rời.

Lăng Duệ sau khi quay về cung đã đi gặp hoàng hậu của mình, là lương phối[0] mà tiên đế tuyển chọn cho gã. Nhà mẹ đẻ Liễu thị từng nâng đỡ tiên đế lên ngôi, là thế gia có danh vọng bậc nhất trong văn võ toàn triều. Trước mặt gã, người phụ nữ lâu ngày chưa gặp quy củ mà bái lạy, áo quần đoan trang, mặt mày sáng rỡ tươi đẹp, còn hồng châu giữa mũ phượng thì không làm một đôi mắt ngời sáng kém đi nửa phần hào quang.

[0] Lương phối: Hiểu nôm na là mối hôn sự tốt, sự kết hợp tốt, hoàn hảo. Trường hợp này kiểu là xứng đôi, cô này rất phù hợp làm hoàng hậu của Lăng Duệ.

Đây chính là đích nữ (con gái dòng chính) xuất thân thế gia, bất cứ lúc nào hay nơi đâu đều có dáng điệu hoàn mỹ tuyệt đối. Vừa có thể đảm đương trọng trách mẫu nghi thiên hạ, lại có thể diễm lệ, dịu dàng khơi gợi sự tiếc thương của đàn ông.

Lăng Duệ từng nghĩ chỉ cần nàng biết giữ thân giữ phận, gã liền để cho nàng ta sống. Từ lâu gã đã ngăn một căn nhà ngang[1] bên cạnh tẩm điện của mình dành riêng cho Tiêu Nhiên, chỉ chờ Tiêu Nhiên trở về để gã hàng đêm chuyên sủng. Và nếu có một vị hoàng hậu hiền thục biết lễ biết phép như vậy, gã cũng dễ bề dùng nàng để ngăn cản phần nào sự chê trách đi kèm đó tới.

[1] 偏屋: chắc mọi người khá quen thuộc “thiên phòng” hay “sương phòng”, là cái phòng/nhà gần kề bên phòng/nhà chính hoặc chỉ căn phòng được ngăn ra từ một khối kiến trúc điện chính. Cái này VN thường gọi nhà ngang (nhà kề, chái nhà…)

Vậy mà Tiêu Nhiên không quay về nữa, không chỉ người không về, hơn thế ngay cả một món đồ cũng không để lại. Liễu thị tự mình xử lý vật trang trí và đồ đạc cũ trong phủ thay hắn. Gã luôn miệng hạ lệnh không cho bất cứ người nào được động vào nơi Tiêu Nhiên ở, nhưng ngay ngày khi dọn dẹp sắp xong xuôi, phòng cũ Tiêu Nhiên lại cháy. Ngoại trừ tường với nền gạch, toàn bộ đều hóa thành tro tàn.

Ý muốn trừ khử nàng của Lăng Duệ cũng đã manh nha trong lòng gã ngay lúc phòng cũ Tiêu Nhiên bị thiêu ấy. Còn như chuyện nàng ngấm ngầm sai người đi chặn giết Trần Cửu, kẻ có thể đã đón được Tiêu Nhiên quay về lần này, nói cho cùng chỉ là cái ngòi nổ tưới thêm dầu vào lửa mà thôi.

Khi Lăng Duệ còn là hoàng tử, gã vĩnh viễn sắm vai ra dáng hiền vương mời chào người hiền trân trọng kẻ sĩ, với nhà mẹ đẻ của Liễu thị thì luôn luôn kính cẩn lễ phép, dù lúc xưng đế xong sau đó cũng vẫn dung túng cho cha Liễu thị trắng trợn chỉ vẽ can thiệp chuyện quốc gia trên triều. Gã thả dây câu quá đủ dài, dài đến nỗi tất cả mọi người đều cho rằng gã nhất định sẽ phải kiêng kỵ đám thế gia hiển hách trung lương mấy đời, dài đến đỗi tất cả mọi người đều cảm thấy được gã nhất định sẽ tri ân báo đáp, đối xử tử tế với người vợ đã giúp gã lên ngôi.

Ngay kẻ luôn luôn thông minh là Liễu thị cũng cảm thấy Lăng Duệ sẽ không hỏi tội nàng, được chuyện thì nàng diệt cái mầm họa, không được chuyện thì cho Lăng Duệ ăn thiệt mà nín không dám nói. Chỉ cần để cha hay anh nàng giúp đỡ thêm trên triều là bù đắp được ngay. Dưới cái nhìn của nàng, Tiêu Nhiên chẳng qua là tên ảnh vệ có hay không sao cũng được, huống hồ năm đó chính Lăng Duệ cũng đứng ngoài bãi săn thấy y chết mà không cứu đó thôi.

Nhưng, đây lại là lần cuối cùng nàng ta gặp mặt Lăng Duệ. Đế vương tuấn tú, người cho nàng ấn phượng và quyền to cai quản hậu cung, chìa tay về phía nàng, nàng cười ngọt ngào định vịn cánh tay người đàn ông yểu điệu đứng dậy, song nàng lại bắt hụt! Lăng Duệ kìm gáy Liễu thị mệnh người hầu bóp miệng nàng ta mở ra, viên thuốc men theo khoang miệng lăn qua yết hầu rơi thẳng xuống khoang bụng ả.

Đông năm thứ mười bốn Minh Tuyên, cũng đúng năm đầu tiên Nhân Cảnh đế Nam Triều lên ngôi. Nguyên một năm này với chư thần Nam Triều tới nói đều là rung chuyển bất an, có điều chẳng một ai ngờ tới, ngay khi bình định đe dọa của các nước, rồi mùa đông này là khai thác được mỏ quặng lớn tại Sùng Quan phục vụ đúc binh khí, thì trong triều đình Nam Triều, sụp đổ trước không phải những thế gia cúc cung tận tụy vì những hoàng tử khác, mà là nhà mẹ đẻ đương kim Hoàng hậu, phủ Thái sư từng dìu dắt Lăng Duệ đi lên ngai vàng.

Tân đế niệm tình phu thê, cũng không trách móc tân hậu nặng nề. Có điều hoàng hậu Liễu thị và cha mẹ anh em gắn bó sâu sắc, đến mức đau khổ tột bậc cả ngày dùng nước mắt rửa mặt, cuối cùng tinh thần rồ dại phóng hỏa trong cung. Thị nữ thiếp thân của nàng ta nhìn thấy nàng ta vẻ mặt hoảng hốt bước vào đám lửa, để rồi cuối cùng chỉ còn bộ xương khô.

Tân đế nhân hậu, truy phong thụy hiệu[2] cho nàng, cho được thờ vào từ đường tông tộc, nhưng không một ai biết rằng, di hài của Liễu thị cuối cùng chẳng qua bị quẳng ra bãi tha ma thành một nấm mồ côi cút mà thôi. Nàng ta mãi sẽ không được vào lăng nằm kề cận Lăng Duệ sau này khi gã chầu cõi tây, vị trí trống được Nhân Cảnh đế chừa ra trong quan tài ấy, là dành cho một người sẽ vĩnh viễn không quay về bên gã.

[2] Thụy hiệu: Tên hiệu dùng sau khi qua đời

Biến động bất ngờ đất Nam Triều không thể tránh khỏi mắt Hưu Qua, hắn lược bớt rồi lựa lời nói Tiêu Nhiên nghe. Song Tiêu Nhiên chẳng mấy hứng thú nghe được dăm ba câu ngại hắn lèm bèm, không cầm hạt phỉ hay thịt khô bịt vô mỏ Hưu Qua, thì cũng thẳng tay lấy luôn đệm dựa hoặc sách nện hắn.

Hải Lực Tư đầu đông đã về lại Chiêu Viễn, quan viên khu chăn thả trở về thành đáng lý nên đến gặp Hưu Qua trước tiên để bẩm báo các hạng mục công việc, mà anh tuy đi vào là vào phòng nghị sự đó, song còn không kịp đứng yên là bị Hà Miểu Miểu chờ lâu lắm rồi lôi phứt ra cửa điện liền. May nhờ anh trước nay luôn ghi sổ con rõ đến mức chuyện lớn chuyện bé tuốt tuồn tuột, nên dù Hà Miểu Miểu ngang nhiên kéo anh đi ra ngoài bãi triều(không lên triều) ba ngày, cũng không làm lỡ công chuyện của Hưu Qua.

Bắc Nguyên có tục cúng tế ngày đông, mùa đông hàng năm, khi hơn nửa thanh niên trai tráng từ khu chăn thả trở về, khi trong thành Chiêu Viễn trở nên náo nhiệt, là nội thành liền sẽ bắt tay vào chuẩn bị lễ. Quá trình lễ cúng tế cả nước không quá rườm rà, chỉ do Vương và Hậu đang tại vị chủ trì, bố trí một tế đàn trong dãy núi, một là tế trời đất, hai là tế tổ tông tiên vương, ba là tế anh linh chết trận vì nước.

Việc xuất binh thì vì một câu chuyện của Tiêu Nhiên mà dừng lại ở đấy, thuộc hạ của Tháp Lạp vẫn đang giám thị hướng đi tại Sùng Quan. Hưu Qua bận bịu tế bái trong nước, còn Tiêu Nhiên thì bận bịu học các hạng mục công việc cúng tế.

Các đời quân vương Bắc Nguyên không tín thuyết vu tộc nên quá trình cúng tế thực ra không tính khó. Phiền phức ở chỗ trong lễ cũng tế nhất định phải dùng tiếng Bắc Nguyên, theo đó Tiêu Nhiên phải ôm điển chương[3] Hà Miểu Miểu viết cho y học hành vất vả ngót một tháng mới sửa được cách phát âm ngượng nghịu của mình.

[3] Điển chương: ở đây hiểu là sớ dùng trong các lễ cúng tế.

Y coi chuyện này là chuyện đại sự cực kỳ quan trọng, vốn dĩ Hưu Qua có thể đọc lời tế thay y, nhưng y lại đặc biệt kiên quyết muốn mình chính miệng đọc nó. Tự y có viết một bản lời chú giải lít nha lít nhít, không nhớ được chữ từ liền dùng phiên âm chữ Hán để nhớ. Tiêu Nhiên quả thực không có năng khiếu học ngoại ngữ, suốt cả ngày cứ ở trong phòng nghị sự với tẩm điện vùi đầu khổ học, mãi đến tận lật phần điển chương mỏng manh đó lật sùi cả mép giấy, mới tạm có thể đọc thuộc một cách vấp váp.

Suốt cả đêm trước lễ cúng tế, Tiêu Nhiên căng thẳng hồi hộp đến gần như không ngủ nổi, dù cho bị Hưu Qua ép kéo vào trong chăn nằm nghỉ y cũng vẫn còn đang lẩm bẩm lời cần nói trong lễ tế. Cái bụng Hưu Qua nửa vui mừng cảm động nửa dở khóc dở cười, cuối cùng đành phải xoa nắn y một bận rồi ôm tiến vào trong lồng ngực bắt ép y đi ngủ.

Hôm lễ cúng tế Tiêu Nhiên dậy từ rất sớm, Hưu Qua mặc cho y một bộ y phục mới tinh, áo bào rộng rãi nhẹ nhàng thuần trắng hết từ đầu đến chân, thắt lưng da thẫm màu siết lại eo, thắt lưng rộng chừng nửa gang tay đính chuông vàng leng keng leng keng, trang sức đeo [4.1] được làm từ cửu vĩ hồ treo từ eo buông gần xuống giữa đầu gối, tay trái cửa tay áo đính cuộn lông thú dài rộng, tay phải thì lấy bao cổ tay[4.2] làm từ da thú bọc lại cổ tay và bàn tay trông hết sức lão luyện hào hiệp.

[4.1] nguyên văn 挂饰, 挂 là treo móc, 饰 là trang sức, nên hiểu nôm na là đồ trang sức để đeo (ví dụ: mấy miếng ngọc bội hay treo ở thắt lưng trong phim cổ trang).

[4.2] nguyên văn 束腕: hình như bên mình gọi là bao cổ tay (giáp cổ tay?)

Tiêu Nhiên thả tóc, Hưu Qua tết kèm lông ưng màu nâu vào trong tóc giúp y, rồi dùng màu đỏ vẽ hình đồ đằng cổ xưa phía dưới mắt. Tất cả các việc này đều được Hưu Qua thực hiện ngay ngắn trật tự, chính hắn cũng thay bộ đồ đứng đắn phù hợp, và đây cũng là lần đầu tiên Tiêu Nhiên được thấy hắn mặc trang phục quân vương chân chính.

Quần áo đen thẫm bó hiện cơ thể xốc vác, vẫn là chiếc áo choàng đen phanh vạt ngực đính lông thú tương tự như Tiêu Nhiên mặc, đan xen trong vải là hoa văn ánh kim chìm từa tựa áng mây mù. Hưu Qua cũng thả tóc, trong mái tóc nâu quăn cùng tết lông ưng như nhau, một lọn tóc dài mềm mảnh đen óng bị tết chặt đang buông lẫn giữa đám tóc ở đầu vai, nương theo động tác dắt Tiêu Nhiên đứng dậy đi ra ngoài nhẹ nhàng gãi qua hai gò má y.

Đàn tế nằm trên bãi đất trống chính giữa trong dãy núi, Tiêu Nhiên với Hưu Qua cùng nhau bước qua mênh mông tuyết trắng, thần dân từ cửa núi chen chúc thẳng đến tận trong núi. An Cách Thấm cùng nhóm Hải Lực Tư cũng dồn dập thay chính trang sạch sẽ thoả đáng. Hà Miểu Miểu thì một bộ đồ đỏ rực hơn cả lửa, nàng khoác khuỷu tay Hải Lực Tư, mặt mày được điểm trang bằng son phấn đẹp đẽ tinh mỹ, trên khuyên tai là một viên đông châu[5] trong suốt long lanh do Hải Lực Tư đặc biệt mang từ Địch An về cho nàng.

[5] Đông châu: tức trân châu, dưới triều Thanh thì người ta gọi trân châu được sinh ra ở vùng đông bắc TQ là đông châu.

Đây là lần đầu tiên Tiêu Nhiên trải nghiệm lễ cúng tế, y căng thẳng đến căn bản chẳng biết đi đứng bên cạnh Hưu Qua ra sao cho phải, gần như cùng tay cùng chân bước lên thảm lông thú. Y Nhĩ Đặc và An Cách Thấm lớp tiểu bối hiển nhiên không nín được cười khúc khích. Hải Lực Tư thì coi như còn nể mặt y, vẫn luôn cật lực nhẫn nhịn. Tiêu Nhiên cứng đờ luống cuống theo Hưu Qua đến trước đàn tế, lúc khom người quỳ còn suýt chút nữa đạp phải góc áo tự làm mình vấp ngã.

Lúc này thì ngay cả Tháp Lạp cũng không nhịn được bật cười, cũng không ai trách y bất kính đối với lễ cúng tế hết, cùng lắm là chút bông đùa thiện ý thôi. Tiêu Nhiên vô cùng lúng túng hốt hoảng quỳ xuống. Hưu Qua thì quỳ ở bên người y nắm tay y thật chặt, tiện thể quay phắt đầu lại, híp mắt âm trầm lườm lần lượt cái đám đồng bào thân tộc đã cùng mình đồng sinh cộng tử từng người một muốn cháy cả mặt.

Tiêu Nhiên nín thở thẳng tắp sống lưng, tay áo rộng che đi động tác mười ngón liên kết của y với Hưu Qua. Y theo giọng nói trầm thấp hồn hậu của Hưu Qua, đọc đám lời tế tối nghĩa đó dõng dạc từng lời một. Gió núi thổi qua tóc và cổ áo y, lông thú cuốn theo tóc dài mềm mại đung đưa trong không khí lạnh lẽo trong lành, dãy núi vì y mà dội lại hồi âm xa xôi kỳ ảo.

Trường Sinh Thiên hạ, vạn vật vi linh.

Niệm ngã tiên bối, hữu ngã tử dân.

Bất úy chiến hỏa, vô tồn chiến tâm.

Quốc hữu duệ sĩ, tử sinh đồng hành.

*Đại ý là: Dưới Trường Sinh Thiên, vạn vật đều coi như có linh. Niệm tình tổ tiên của ta, phù hộ cho con dân ta. Không sợ chiến tranh, đừng giữ sự hiếu chiến. Đất nước có binh giỏi, chết sống theo cùng. Văn tế đó, tui đã hết sức, có gì sai sót mong mọi người chỉ ra và bỏ qua cho =((

Tiêu Nhiên càng nói càng trôi chảy, y biết tổ tiên Hưu Qua ở đây khai quốc mở mang bờ cõi, biết cha mẹ Hưu Qua ở đây che chở con dân trâm họ, đây là đất nước và con dân của Hưu Qua, mà y là bạn đời của hắn, y nguyện thành kính cầu xin trời xanh tiếp tục phù hộ nhân dân trên vùng đất này, cũng nguyện sẽ có một ngày thật sự cưỡi ngựa xách đao, được cùng Hưu Qua kề vai đi bảo vệ lãnh thổ thuộc về bọn họ.

Rượu dùng cho lễ cúng tế không còn là rượu sữa chua ngọt ngon miệng nữa, Tiêu Nhiên uống cạn một chén rượu mạnh đầy, dòng rượu cay xè từ yết hầu thiêu đốt đến bụng tạng. Dù trước đó Hưu Qua có luôn miệng dặn y uống một nửa đổ một nửa cũng được, nói chung là quay lưng về phía những người khác, sẽ chẳng ai thấy được rốt cuộc y uống hay là không.

Song Tiêu Nhiên hết sức thành thật uống cạn ba chén rượu mạnh, y tóm lấy ống tay Hưu Qua chầm chậm đứng dậy. Có vài giọt rượu chảy ra dọc theo khóe môi y lăn xuống cằm và cần cổ, Hưu Qua bèn lấy ngón cái nhẹ nhàng vuốt đi giùm y. Trên đường núi có vô số thần dân chen chúc, tất cả mọi người đang lễ bái Hưu Qua và tổ tiên, chỉ có Hưu Qua là đang cúi đầu khom lưng, sửa sang lại quần áo mới chỉ hơi xốc xếch thay y.

Qua lễ cúng tế chính là thời điểm thành Chiêu Viễn náo nhiệt nhất. Người Bắc Nguyên luôn có phương thức ăn mừng hơi đặc thù. Lần đầu Tiêu Nhiên trông thấy kia cái đài cao cao như cái tường thành còn tưởng mình uống nhiều rượu hoa mắt. Sau đó Hưu Qua có ghé vào tai nhỏ giọng giải thích cho y ngọn nguồn phong tục này. Hà Miểu Miểu thì lại đuổi Hải Lực Tư đi đổi một đồ ngắn tương đối đơn giản, hình như để tiện hành động hơn. Riêng đám thanh niên chưa vợ lứa cỡ An Cách Thấm thì đã nóng lòng muốn thử lâu lắm rồi.

Trên đài cao được kiến thiết lâm thời có một quả tú cầu vải đỏ với hoa văn màu vàng kim, tất cả mọi người bất kể vương thân quý tộc hay dân thường, chỉ cần leo lên đài cao cướp được quả tú cầu đó, là biểu thị năm kế tiếp đường tình cảm người đó ắt được như nguyện.

Rất nhiều người trẻ coi quả tú cầu này như một lợi thế cầu hôn. Người Bắc Nguyên về mặt hôn phối tuy trước giờ không coi trọng xuất thân, nhưng dù sao đây cũng là dân tộc sùng võ, nếu như có thể vượt qua mọi người đạt hạng nhất, chỉ cần là tình đầu ý hợp hai bên tình nguyện, thì dù là anh chàng nghèo áo rách quần manh cũng có thể cưới được nữ nhi mà quốc vương sủng ái nhất.

Không riêng nam mà cả nữ cũng có thể lên đài cao, đến nay mẫu thân Hải Lực Tư vẫn là một giai thoại truyền kỳ của thành Chiêu Viễn. Thiếu nữ mục dương[6] trời sinh giỏi giang, năm đó nàng leo lên đài cao chỉ dựa vào một cây roi chăn cừu lần lượt đánh hạ từng đối thủ định xông lên một. Cuối cùng dựa vào một bầu nhiệt huyết lấy được tú cầu, dựa sức mạnh giành lấy vị phụ thân xuất thân quan văn của Hải Lực Tư.

[6] Thiếu nữ mục dương chuyển word by word là cô gái chăn cừu =)).

Tháp Lạp cũng từng lấy được tú cầu trên chính đài cao này, dâng tặng cho cô gái xinh đẹp nhất trên thảo nguyên. Khi đó Tháp Lạp còn trẻ đẹp lai láng, hăm hở, một bầu nhiệt huyết muốn che chở quốc gia, vừa chăm lo dẫn dắt thằng ngợm con Hưu Qua, vừa ghen tị với ông anh chị dâu tình cảm thắm thiết nhà mình.

Cô gái tên Ô Nhã đó là thân thích của An Cách Thấm, nàng có đôi mắt ngời sáng nhất cùng nụ cười ngọt ngào nhất trần đời, bọn họ quyến lữ thành đôi, phu thê thâm tình, cho đến khi trận thiên tai đã phũ phàng đoạt nàng khỏi Tháp Lạp, từ dạo ấy trở đi rốt cuộc bên cạnh chú không từng có thêm một người nào nữa.

Tháp Lạp giấu đi bi thương nơi đáy mắt, sắc mặt vẫn không một sơ hở. Chú là kiểu người kiệm lời, thậm chí là người cố chấp với quá khứ, nhưng chưa bao giờ bởi vậy vắng chỗ trong trường hợp này. Tháp Lạp nhìn về phía đám người trẻ đang nóng lòng muốn thử, có thể bắt gặp bóng dáng chú năm đó ở rất nhiều người, An Cách Thấm thì càng đặc biệt giống.

Thiếu niên bận bộ đồ màu nâu có đôi mắt cực kỳ giống với Ô Nhã, An Cách Thấm nhận ra ánh mắt của chú bèn ngang nhiên thẳng thừng nhìn trả lại. Trong lòng thiếu niên suy nghĩ gì Tháp Lạp hiểu rõ nhất, người đàn ông đã không không còn trẻ nữa vì thế nhếch mép siết chặt đốt ngón tay, nhất thời còn muốn đi tóm cậu từ cạnh đài về.

Tiêu Nhiên cũng cùng cất bước đến cạnh đài cao, bất đồng duy nhất là y không đổi quần áo, vẫn mặc trường bào trong lễ cúng tế thuần trắng hoa lệ kia. Y như thần linh rớt xuống phàm trần, đơn độc đứng giữa biển người mênh mông.

Tháp Lạp nhiều lần nhìn phía Hưu Qua, thấy hắn không có ý ngăn cản mới nhíu mày phất tay sai người nổi trống, nhịp trống vừa vang chính là tình hình chiến đấu chen lấn kịch liệt. Tiêu Nhiên vẫn là người duy nhất bất động tại chỗ, y đợi tất cả mọi người xông lên rồi mới cất bước lên cọc gỗ, y nắm lan can nhảy lên, leo đến độ cao bốn, năm thước cách mặt đất liền trực tiếp thả tay dùng sức giẫm lên tường thành lân cận đài cao.

Mượn lực vụt lên mấy thước giống như một chú ưng tung cánh, ngay khoảnh khắc y sắp rớt xuống, có mũi tên kèm tiếng ưng rít xé không mà đến. Chẳng biết Hưu Qua đã lắp và giương cung tự khi nào. Mũi tên với độ cao vừa phải đệm vừa vặn dưới chân Tiêu Nhiên, chỉ thấy y lần nữa mượn lực giẫm một nhát hướng lên trên, thân hình tuấn dật như nước chảy mây trôi.

Hưu Qua bắn tổng cộng ba mũi tên, mũi nào mũi nấy đều đệm sát dưới lòng bàn chân Tiêu Nhiên. Y cứ vậy dựa vào mũi tên bay lên trời, liệp ưng giương cánh nhiệt liệt liệng quanh y, dường như coi y thành đồng loại có thể cùng nhau chao lượn chân trời.

Đã không còn bất luận so đấu gì nữa, Tiêu Nhiên dường như chú chim được Trường Sinh Thiên ưu ái, chuông nhỏ bên hông leng keng vang vọng, tóc dài được tết lẫn lông ưng bay loạn trên không trung thành nét mực không thể xóa nhòa. Toàn thân áo trắng thân thủ nổi bật đặc trưng, vừa lúc ánh nắng xuyên thấu qua tầng mây chiếu thẳng xuống đài cao, y đội vầng sáng vàng óng ánh phi lên, ngón tay bọc trong bao cổ tay tóm chặt lấy quả tú cầu đỏ sẫm. Từ xưa đến nay, cuối cùng có rất nhiều người leo được lên đến đỉnh, còn y là người duy nhất bay lên đài cao.

Túm quả tú cầu xong y cũng không dừng lại, mà là từ mép đài nhảy xuống, lần thứ hai trở vào trong không trung hư vô mịt mờ. Áo bào lúc rơi xuống phát ra tiếng phần phật, trên đường đáp xuống y đạp lên cọc gỗ dựng ba lần, còn cố ý né nhóm đối thủ bởi đang mải trợn mắt ngoác mồm mà quên cả trèo lên.

Tại chỗ mười mét cách mặt đất, vì đại đa số người đều ngừng ở đó nên y không có nơi đặt chân, liền đơn giản chỉ dựa vào sức eo hơi ngưng lại trên không trung uốn một cái, vẻn vẻn đạp lên mỗi chiếc chêm nối mối bất ngờ xoay người. Như một ngôi sao sơ sẩy rớt xuống chân trời, ngã cái rụp vào lồng ngực chờ đợi đã lâu của Hưu Qua.

Ney: Chương này tác giả tả Tiêu Nhiên trong bộ đồ lúc tế và cảnh cướp tú cầu, cũng như cảnh Tiêu Nhiên rơi xuống vòng tay Hưu Qua xịn vỡi ư ư. Tiếc là tui bất tài không có tý khả năng vẽ vời gì T.T, thèm.

Với cả chương này nhiều chú thích quá, chủ yếu có lẽ do tui bị ám ảnh, hự hự, nửa sợ ngộ nhỡ có ai chưa biết nửa sợ chưa được thuần việt chưa rõ nghĩa =((